Mô hình xưởng giặt là công nghiệp hiện nay đang là loại hình kinh doanh thu hút nhiều người đầu tư bởi nhu cầu giặt là của các đơn vị kinh doanh dịch vụ hay kinh doanh cá thể ngày càng lớn và thường xuyên. Cần chuẩn bị những gì khi mở xưởng giặt là câu hỏi nhiều người đặt ra trước khi đi vào khai thác mảng kinh doanh dịch vụ đầy tiềm năng này. Những chia sẻ dưới đây của SMC LAUNDRY sẽ giúp bạn dễ hình dung ra phần nào những công việc cần chuẩn bị trước khi đi xưởng giặt đi vào hoạt đông.
Với mô hình xưởng giặt quy mô, khách hàng hướng tới của họ sẽ là những đơn vị khách hàng có nhu cầu giặt số lượng lớn và thường xuyên như: khách sạn, đơn vị tổ chức sự kiện, bệnh viện, các trung tâm, trường học, nhà hàng lớn…Với những đơn vị khách hàng này, ngoài yêu cầu làm việc với những xưởng giặt là có khả năng đáp ứng và xử lý giặt ủi tốt và nhanh, họ còn yêu cầu về mặt ràng buộc pháp lý như hợp đồng, sự cam kết, kèm theo hóa đơn và chứng từ khác.
So với việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh giặt ủi với việc chỉ đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì việc thành lập doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn, tốn nhiều chi phí cũng như thủ tục giấy tờ, pháp ký không đơn giản. Nhiều khách hàng sẽ không thể hình dung được những lợi ích và hạn chế của hai loại hình này.
Mô hình Giặt Là Công Nghiệp Hình Thức Cá Nhân
Tư cách pháp nhân: không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.
Tính chất hoạt động: Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ ít tạo được lòng tin cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn.
Các loại thuế phải nộp:
Thuế môn bài: Tính theo doanh thu: <100tr: miễn, 100-300tr: 300k, 300-500tr: 500k, Trên 500tr: 1tr
Thuế GTGT: Tính theo doanh thu: <100tr: không phải nộp >100tr: Doanh thu *5% (theo TT92/2015 TT-BTC)
Thuế TNCN: Tính theo doanh thu: – >100tr: Doanh thu *2% (theo TT92/2015 TT-BTC)
Hóa đơn: Không được xuất hóa đơn GTGT (đây là hạn chế rất lớn). Không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, (khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung 2013)
Giới hạn trách nhiệm: Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh.
Lao động: Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng (Điều 41 nghị định 50/2019/NĐ-CP
Địa điểm, chi nhánh: Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác.
Mô hình Giặt Là Công Nghiệp Hình Thức Doanh Nghiệp
Tư cách pháp nhân: Có Tư cách pháp nhân, có con dấu công ty.
Tính chất hoạt động: Hoạt động quy mô lớn, tạo được lòng tin đối với khách hàng, đặc biệt dễ dàng mở rộng, phát triển data khách hàng.
Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp:
Phải nộp Thuế môn bài: Tính theo Vốn Điều lệ: Dưới 10tỷ: 2tr/năm, Trên 10tỷ: 3tr/năm
Thuế GTGT: Tính theo doanh thu, với công ty cung cấp dịch vụ giặt là thì thuế suất VAT là 10%. Doanh thu*10%
Thuế TNCN: Tính theo lợi nhuận
Từ T7/2019: DN vừa và nhỏ tính thuế suất :
– 17% khi Doanh thu <50tỷ/năm,
– 15% khi Doanh thu <3tỷ/năm
Hóa đơn: Có thể xuất hóa đơn đỏ, hoặc hóa đơn GTGT cho khách hàng, đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu về chứng từ cho khách hàng.
Giới hạn trách nhiệm: Loại hình phổ biến là Công ty TNHH và công ty cổ phần. Chỉ giới hạn trách nhiệm tài chính trong phạm vi số vốn góp.
Lao động: Không bị giới hạn về số lao động khi muốn mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Địa điểm, chi nhánh thì doanh nghiệp có thể mở nhiều chi nhánh ở nhiều địa điểm khác nhau
Từ đó ta có thể kết luận rằng nếu nhà đầu tư hướng đến sự chuyên nghiệp, làm ăn lâu dài, đối tượng khách hàng cao cấp và nhu cầu mở rộng trong tương lai, tăng khả năng cạnh tranh thì việc đăng ký thành lập công ty nên được cân nhắc lựa chọn.
Lựa Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Kinh Doanh Xưởng Giặt Là
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giặt là cũng là điều cần phải bàn tới. Với xưởng giặt dịch vụ, ngành nghề có thể đăng ký là: Dịch vụ giặt là, và vệ sinh công nghiệp. Theo quy định của nhà nước thì đây là ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện.
Có nhiều loại hình doanh nghiệp để lựa chọn: công ty cổ phần, công ty hợp danh… Tuy nhiên với xưởng cung cấp dịch vụ giặt là, thông thường loại hình Công ty TNHH sẽ được ưu tiên lựa chọn bởi sự phù hợp và có nhiều ưu điểm so với các loại hình doanh nghiệp khác.
– Thủ tục thành lập đơn giản, thời gian nhanh chóng.
– Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
– Việc quản lý và điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn không quá phức tạp do số lượng các thành viên không nhiều (số lượng từ 1 đến 50 thành viên).
– Chế độ chuyển nhượng phần vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên công ty.
Những Việc Cần Chuẩn Bị Khi Mở Xưởng Giặt Là Công Nghiệp
Sau khi quyết định được việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho xưởng giặt, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị để cho xưởng giặt đi vào hoạt động được ổn định, trơn tru và hiệu quả.
Chuẩn bị mặt bằng cho nhà xưởng giặt là
Tìm được mặt bằng phù hợp như thuận tiện về giao thông, diện tích đủ lớn, là rất cần thiết để mở xưởng giặt. Về nhà xưởng: diện tích phòng giặt tối thiểu = 0,25x số kg đồ giặt trong một ngàylàm việc 8 giờ; Chiều cao trần nhà tối thiểu 3,6m nhằm mục đích đảm bảo độ thông thoáng. Nếu muốn tiết kiệm diện tích có thể xem xét thêm phương án thiết kế thêm tầng 2; Độ sáng tối thiểu của khu vực giặt là phải đạt 300lux, tương đương độ sáng trong văn phòng làm việc bình thường.
Thiết bị giặt là công nghiệp, dụng cụ cho xưởng giặt là
Mở xưởng giặt là công nghiệp khác hẳn với nhu cầu giặt hộ gia đình, nhà đầu tư sẽ sở hữu số lượng đồ giặt khá lớn đến từ khách hàng. Nó sẽ diễn ra liên tục. Chình vì thế phương án máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp là phương án nên được sử dụng, nhờ khả năng giặt hiệu quả cho chất lượng tốt với công suất lớn hơn so dòng máy giặt gia đình. Máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp công suất lớn còn có tuổi thọ cao, ít hỏng hóc trong quá trình hoạt động. Các công cụ dụng cụ khác không thể thiếu để phục vụ cho việc giặt ủi như xe đẩy đồ, bàn để đồ, giá để đồ, móc treo… Tùy công suất thực tế của xưởng giặt để bố trí số lượng và kích thước công cụ dụng cụ phù hợp…Ngoài ra, các công cụ dụng cụ văn phòng khác cũng cần được xem xét tính tới như máy tính, máy in, bàn ghế làm việc, tủ…
Nhân sự cho xưởng giặt là
Quản lý xưởng giặt. Đây là vị trí quan trọng nhất trong xưởng giặt. Tuyển được một người quản lý có đủ năng lực, giúp các công việc trong xưởng giặt được thực hiện hiệu quả.
Công nhân giặt sấy là. Đây là vị trí trực tiếp thao tác các công việc chính trong xưởng liên quan đến đồ giặt. Số lượng công nhân còn lại được định mức theo tỷ lệ 35kg/người/giờ. Với vị trí này, không yêu cầu có trình độ cao, tuy nhiên tay nghề vẫn phải đảm bảo, và quan trọng là ý thức, thái độ với công việc. Các công việc của công nhân giặt sấy là phải kể đến như:
Kế toán kiêm trợ lý quản lý xưởng giặt. Nhân viên kế toán là vị trí không thể thiếu khi xưởng giặt đi vào hoạt động. Tuy nhiên, với vị trí này, không chỉ đơn thuần làm công việc của kế toán viên mà cần phải có sự hiểu biết về quy trình giặt sấy là đồ, cũng như quy trình hoạt động của xưởng giặt để hỗ trợ quản đốc quản lý xưởng giặt một cách hiệu quả.
Nhân viên kinh doanh. Với xưởng giặt quy mô lớn, có nhân viên kinh doanh là một việc cần thiết, nhằm giúp duy trì lượng khách hàng ổn định và phát triển, mở rộng thị trường.
Lái xe giao nhận. Nhân viên lái xe kiêm giao nhận là một mắt xích không thể thiếu trong chuổi nhân sự của xưởng giặt. Một xưởng giặt quy mô, có sự chuyên nghiệp thì tất cả nhân viên ở các bộ phận đều cần sự chuyên nghiệp, trong đó có nhân viên lái xe kiêm giao nhận
Vị trí bảo vệ: Với các xưởng giặt quy mô, việc có thêm nhân viên bảo vệ cần được xem xét.
Quy Trình Hoạt Động Chuyên Nghiệp Của Xưởng Giặt Là
Xây dựng quy trình cho việc giặt là vô cùng quan trọng, thực hiện đúng quy trình giặt là cũng chính là giúp kiểm soát chất lượng đồ giặt. Với xưởng giặt, việc kiểm soát chất lượng đồ giặt giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Ngoài ra, việc kiểm soát chi phí cũng cần được quan tâm. Khi bạn chưa thể tăng doanh thu thì việc kiểm soát, tiết kiệm chi phí cũng đã làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chuẩn bị Kế hoạch bán hàng, marketing quảng cáo cho xưởng giặt.
Để xưởng giặt ngày càng phát triển, ngoài việc kiểm soát đầu vào bạn cũng cần quan tâm tới đầu ra. Phải định vị rõ phân khúc khách hàng nhắm tới, đối tượng khách hàng chính là ai, cách tiếp cận ra sao, cách giữ chân khách như thế nào? Marketing là tìm và giữ khách, độ ổn định của khách quan trọng hơn quy mô khách, tập trung vào 20% khách hàng mang lại 80% doanh thu hơn là 80% khách hàng nhưng chỉ mang lại 20% doanh thu….
Với sự chuẩn bị kỹ càng và bài bản ngay từ đầu, việc kinh doanh, hoạt động của xưởng giặt sẽ thuận lợi hơn, là nền tảng để chủ đầu tư lên kế hoạch phát triển lâu dài cho xưởng giặt cũng như dễ dàng mở rộng mô hình kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tiếp cận được nhiều khách hàng lớn trong tương lai.