Một số bước cần nhớ trong kinh doanh giặt là
Những năm gần đây kinh tế đất nước phát triển và thu nhập bình quân của người dân tăng dần lên kéo theo đó ngành nghề dịch vụ nói chung và ngành giặt là nói riêng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày một cao của khách hàng.
Khi làm chủ một doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh dịch vụ, ngoài việc phải tính toán để tồn tại trong môi trường có tính cạnh tranh ngày một cao thì người chủ kinh doanh phải liên tục cập nhật và phát triển mô hình dịch vụ của mình để không bị tụt lại phía sau, vậy để quyết định tham gia hay tiếp tục kinh doanh ngành giặt, chúng ta phải tính toán cụ thể các mặt thuận lợi và thách thức của thị trường.
Các bước cụ thể như sau:
1. Xác định phân khúc khách hàng: Xác định khách hàng tiềm năng đúng của mình là bước quan trọng nhất để tập trung đầu tư thế mạnh riêng để cạnh tranh. Ví dụ; khách hàng là nhà hàng, khách sạn, khu sinh viên, khu công nhân, khu đông dân cư, khu chung cư.
2. Xác định loại hình kinh doanh: để sắp xếp vốn và tìm hiểu đầu tư: Nhân sự, máy móc trang thiết bị kèm theo như hệ thống quản lý, hệ thống bơm nước giặt xả, …Các mô hình kinh doanh giặt gồm:
- Xưởng giặt
- Giặt truyền thống
- Giặt sấy tự động
3. Mặt Bằng
Chìa khóa đầu tiên và quan trọng khi chọn một mặt bằng là phải tính toán xem đường thoát hơi nóng cho máy sấy và đường cấp và thoát nước ở đâu. Công việc này có tính quyết định cao sau khi bạn đã ưng ý các tiêu chí:
– Vị trí khu vực dân cư để cửa hàng
– Giá thuê hàng tháng và phương thức thanh toán. Thời hạn thuê
– Diện tích tổng thể và chiều rộng mặt tiền
– Giá điện, giá nước
– Thái độ hợp tác của chủ nhà
– Mức độ nhận biết
– Mức độ thuận tiện
– Hiện trạng mặt bằng
– Hàng xóm thân thiện
– Hướng mặt bằng ( nếu bạn theo phong thủy)
4. Thiết kế
Bạn có thể tự chủ động công tác thiết kế nếu thấy cần thiết hoặc SMC Laundry sẽ hỗ trợ bạn thiết kế ngay sau khi bạn xác nhận là đối tác.
5. Thi công
– Thực hiện thi công nội ngoại thất
– Hệ thống đường điện cho máy giặt, cho máy sấy và các trang thiết bị linh phụ kiện và đèn chiếu sáng liên quan ( nếu có)
– Hệ thống đường ống cấp nước cho các máy giặt. Hệ thống đường ống thoát nước cho các máy giặt.
– Đường ống thoát khí nóng cho máy sấy rất quan trọng vì nếu bạn làm đúng thì bạn sẽ tiết kiệm được thời gian sấy đồ, tiết kiêm lượng tiêu thụ điện hoặc gas. Nó cũng giúp cho máy sấy luôn thông thoáng kéo dài tuổi thọ máy.
6. Chọn máy móc trang bị và Lắp đặt máy móc và các trang bị, hệ thống quản lý, nhân sự, quản lý doanh thu….
Thương hiệu Lacasa hàng đầu thế giới và nằm trong phân khúc cao cấp ngành giặt thương mại. Thương hiệu Fagor là sản phẩm sản xuất và được tin dùng tại Châu Âu (ngoài ra còn một số thương hiệu nổi tiếng khác) là sản phẩm tốt và hiệu quả nhất nằm trong phân khúc tầm trung của ngành giặt thương mại Thế giới.
Đồng hành cùng SMC Laundry, bạn không chỉ chọn lựa loại máy móc trang thiết bị tốt nhất trong phân khúc máy thương mại mà còn là chọn đối tác đồng hành suốt sự nghiệp kinh doanh của bạn.
7. Tuyển và đào tạo nhân sự
Nhân sự ngành giặt thương mại không thực sự khó khăn như khi bạn đầu tư xưởng giặt do công việc giặt sấy bằng nước không có nhiều thách thức. Bạn có thể tuyển chọn các bạn sinh viên làm ca hoặc các bạn phân khúc lao động phổ thông. Các kỹ thuật cơ bản của ngành giặt sẽ được SMC Laundry hướng dẫn và đào tạo cụ thể nhất để bạn và nhân sự của bạn tự tin khi chăm sóc khách hàng.
8. Đinh hướng marketing
Vị trí cửa hàng ở đâu, khách hàng chính là ai sẽ chính là điểm quyết định để bạn hướng chiến lược marketing của mình.
Ví dụ: Nếu cửa hàng nằm ở khu chung cư thì bạn không cần đầu tư chi phí vào Digital Marketing hay các mạng xã hội mà chỉ cần dùng tờ rơi và tham gia nhóm sinh hoạt cộng động của chung cư ấy.
Hay, Nếu cửa hàng của bạn nằm ở khu vực có nhiều khách du lịch thì bạn hãy tập trung chiến lược bán hàng vào khách vãng lai mà google map là một lựa chọn tốt nhất
Dù là áp dụng chiến lược bán hàng nào thì điều quan trọng là bạn phải chứng tỏ rằng bạn đang mang đến cho khu vực đó một giá trị mới không chỉ đơn thuần là giặt và sấy đồ.
9. Khai trương, Vận hành, Phát triển
Dù biết rằng làm kinh doanh chưa bao giờ là dễ và hơn nữa trong giai đoạn mà mọi ngành nghề đều có tính cạnh tranh rất cao thì việc các mô hình kinh doanh gần gần giống nhau, cung cấp các dịch vụ gần như nhau mọc lên như “nấm sau mưa”. Tuy là “buôn có bạn, bán có phường” nhưng nếu chúng ta không có sự khác biệt, không có sự thay đổi và phát triển theo quy luật tất yếu thì chúng ta sẽ sớm mất dần thế cạnh tranh.
Vì vậy, song song với việc đầu tư vào cái mới, cái xu hướng thì nhiệm vụ chủ shop ngoài việc vận hành cửa hàng của mình tốt còn phải học cách xây dựng thương hiệu riêng của mình để đáp ứng tốt nhất cho phân khúc khách hàng của mình cũng như tăng thêm khách hàng tiềm năng để sự nghiệp kinh doanh sẽ tăng trưởng vững bền.