Bộ phận giặt là là một vị trí quan trọng và không thể thiểu của bộ phận buồng phòng trong khách sạn. Tuy không được làm việc ở những vị trí hào nhoáng khác, nhưng l bộ phận giặt là trong khách sạn lại là một nhân tố quyết định đến chất lượng dịch vụ của khách sạn. Vậy bộ phận giặt là làm những công việc gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bộ phận giặt là,giặt ủi trong khách sạn, đảm nhận việc thu gom tất cả các vật dụng bằng vải theo tiêu chuẩn của khách sạn, như: chăn, ga, nệm, vỏ gối… trong hệ thống phòng có khách ở để giặt và ủi tất cả những món đồ đó. Đồng thời, bộ phận giặt là cũng sẽ phục vụ yêu cầu của khách, thu gom tất cả quần áo của khách, phân loại, giặt ủi tất cả những bộ quần áo đó.
Vai trò của bộ phận giặt là trong khách sạn :
Bộ phận giặt là giữ một vai trò quan trọng trong khách sạn. Đây là nhân tố trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của một khách sạn. Bởi vì, khách hàng đánh giá chất lượng của một khách sạn dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó đánh giá về mức độ sạch sẽ của các đồ dùng bằng vải (chăn, ga, gối, nệm, rèm cửa, khăn tắm,…) đều trắng sáng, thơm tho sẽ tạo nên ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
Chính vì vậy, những người làm công việc giặt là trong khách sạn có một vai trò hết sức quan trọng. Họ được ví như những “người hùng thầm lặng” góp phần mang lại doanh số và lượng khách hàng khổng lồ về cho khách sạn mà họ đang làm việc.
1- Thu gom các loại đồ vải bị dơ
Nhân viên sẽ đi thu gom các loại đồ vải sử dụng trong khách sạn bị dơ, quần áo của khách lưu trú cần giặt theo yêu cầu và đồng phục của các nhân viên trong khách sạn theo khung giờ đã được quy định. Thông thường, thời gian được quy định để thu gom đồ vải bị dơ vào buổi sáng hoặc buổi chiều
2 – Chuyển đồ dơ đã thu gom đi giặt
Sau khi đã thu gom hết tất cả các loại đồ vải cần giặt, những đồ này sẽ được chuyển đến phòng giặt là. Tại đây, đồ vải bị dơ, quần áo cần giặt sẽ được đựng gọn gàng trong những chiếc sọt hoặc thùng
3 – Phân loại vải :
Trước khi tiến hành giặt, bộ phận giặt là trong khách sạn cần phải phân loại các đồ vải theo chất liệu vải, màu sắc, kích cỡ, độ bẩn,… và chia ra các máy giặt khác nhau. Thực hiện công việc này, tránh trường hợp các loại vải giặt không đúng kỹ thuật và trường hợp quá tải cho mỗi lần giặt.
4 – Giặt :
Công việc tiếp theo của nhân viên giặt là trong khách sạn chính là giặt đồ bẩn. Sau khi đã phân loại và cho vào từng máy giặt công nghiệp. Tùy theo chất liệu vải, độ bẩn mà chọn chế độ giặt và hóa chất giặt trong khách sạn sao cho phù hợp.
Đối với các vết bẩn cứng đầu, nhân viên giặt ủi cần phải xử lý qua các vết bẩn đó bằng thuốc tẩy trước khi cho vào máy giặt.
5 – Sấy khô và là phẳng đồ vải :
Sau khi các loại đồ vải đã được giặt sạch, công việc tiếp theo của nhân viên giặt là chính là cho các đồ vải đó vào máy sấy khô công nghiệp Với công việc này, người thực hiện cần dựa vào chất liệu của vải để điều chỉnh nhiệt độ sấy sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Sau khi được sấy khô, tiến hành là, ủi đồ vải, quần áo sao cho thật phẳng, không bị nhàu, không còn các nếp nhăn trên vải.
6 – Gấp và sắp xếp gọn gàng đồ vải, trang phục :
Nhân viên sẽ tiếp tục gấp đồ vải theo kích thước nhất định.
– Đối với các loại đồ dùng bằng vải được trang bị trong khách sạn, sẽ được gấp gọn gàng, phân loại (vỏ gối, vỏ ga, vỏ chăn, khăn tắm,…) xếp ngay ngắn tại kho để chuẩn bị đem đi thay cho những đồ dùng bằng vải khác đã bị bẩn.
Đối với các khách sạn to và có đầy đủ các thiết bị giặt là thì công việc là ủi cho phẳng và gấp khăn tắm , hay vỏ chăn đã có các máy công nghiệp hiện đại và thông minh giải quyết một cách hiệu quả và năng suất cao
– Đối với trang phục mà khách hàng yêu cầu, nhân viên sẽ gấp gọn gàng hoặc treo trên móc sau đó được bọc lại bằng túi nilon để giao trả cho khách hàng.
– Đối với đồng phục của các nhân viên trong khách sạn, sẽ được phân loại và gấp gọn gàng sau đó bàn giao lại cho từng bộ phận.
Những yêu cầu đối với bộ phận giặt là trong khách sạn :
Đối với bộ phận này, các khách sạn sẽ không đòi hỏi quá cao về các kiến thức chuyên ngành khách sạn, hay phải có kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng. Nhưng vẫn phải các yêu cầu về:
– Có kiến thức về các loại vải, hóa chất giặt tẩy, nước xả vải,…. để sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh gây tình trạng lãng phí và gây hư hỏng đồ vải.
– Phải có tính cẩn thận, khéo léo để đảm bảo các loại đồ vải, trang phục đều được tươm tất, sạch sẽ.
– Có kinh nghiệm giặt là, nắm chắc quy trình giặt là và biết cách sử dụng các loại máy móc phục vụ cho công việc.